Văn mẫu lớp 10

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của tác giả Trần Tế Xương

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của tác giả Trần Tế Xương

của tác giả Trần

Bài làm

Trần Tế Xương được biết đến là một trong những nhà thơ có lối thơ phóng khoáng, châm biếm sâu sắc và được rất nhiều người yêu thích. Một trong những thành công lớp trong thơ ca trào phúng, châm biếm của ông không thể không nhắc đến bài thơ “Thương vợ”.

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thăn cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha thói dời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!

Qủa không sai khi ta nhận xét bài thơ Thương Vợ là một bài thơ trữ tình – trào phúng đậm sắc dân gian thế nhưng lại đầy cảm động. Thông qua bài thơ thì đã bộc lộ lòng thương quý, sự biết ơn và trân trọng vợ mình. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đã cực tả nỗi nhọc nhằn lao khổ của , một người đàn đã một thân một bóng tần tảo nuôi con và chồng – Tú. Không dừng lại ở đó thì ông còn đã ngợi ca được đức tính đảm đang, lòng hi sinh thầm lặng cao cả một bậc hiền phụ.

Ngay trong hai câu thơ đầu, nhà thơ Tú Xương đã nói về sự vất vả và nhẫn nại của vợ mình một cách tự nhiên có sự hóm hỉnh nữa. Tế Xương đã giới thiệu chính cái gánh nặng chồng con trên vai như đã cho thấy được một cách vô cùng gián tiếp, tình cảm sâu nặng của mình dành cho vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Chỉ với hai câu thơ là một lời chấm công của ông Tú. Bà Tú quanh năm vất vả với công việc buôn bán của mình. Công việc của bà đã trải dài thông qua từ “quanh năm”, còn nói về hoàn cảnh không gian, còn chỗ làm ăn của bà Tú được Tú Xương tả đó là “mom sông”. Hình ảnh mom sông theo giáo sư Lê Trí Viễn là một địa thế thừa của đất liền ba bề là nước, khi mà đổ ùm xuống sông lúc nào không biết chừng. Chỉ với bấy nhiêu thôi người đọc đã nhận thấy được bà Tú phải ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác cứ buôn bán làm ăn ở cái mom sông chênh vênh không vững vàng gì ấy với biết bao nhiêu khó khăn. Mà vì sao bà phải khổ đến thế? Vì:

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Sang thu-Hữu Thỉnh

Nuôi đủ năm con với một chồng

cam nhan ve bai tho thuong vo - Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của tác giả Trần Tế Xương

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ 

Nhà thà thơ đã giải đáp thắc mắc và đồng thời nâng cao vợ mình lên hàng trụ cột của gia đình. Thực sự đến đây người đọc nhận thấy được đó là cả một gánh nặng sinh kế đã đặt lên vai người phụ nữ. Bà Tú cứ quanh năm khó nhọc, vất vả, bất kế nguy hiểm, gian nan mong để có thể nuôi đủ năm con và một chồng là sáu miệng ăn chưa kể cả chính mình. Nhưng đâu đó ta vẫn nhận thấy được người chồng lúc này đây cũng lại tự hạ mình xuống thành ngang hàng với lũ con. Hay nói một cách đúng hơn là ông đứng cuối hàng sau năm con để có thể thành ra thứ sáu. Qủa thực chính tác giả đã tự thấy mình là gánh nặng của vợ. Sử dụng cách nói ấy hàm ý vừa biết ơn vừa tự hào mà lại thấp thoáng có chút gì đó hối hận, ăn năn, mỉa mai chính mình.

Đến hai câu thực thì nhà thơ đã thể hiện tình thương vợ của mình bằng cách miêu tả cái vất vả, gian nan mà cũng là cái đảm đang của bà Tú đó là:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Nhà thơ Tế Xương cũng đã mượn hình ảnh cô đơn, vất vả của trong ca dao xưa. Thế rồi ông như đã ông trau chuốt thêm bằng bàn tay nghệ sĩ tài hoa của mình. Chúng ta biết rằng nếu như trong ca dao thường dùng để so sánh, cứ ví von gián tiếp về người phụ nữ thế nhưng ta phải nói rõ hơn là người vợ, nói về cặm cụi tảo tần thì ở đây Tú Xương đã đồng nhất trực tiếp thân cò với thân phận người vợ. Tú Xương thật tài tình khi lại dùng phép đảo ngữ “Lặn lội thân cò” như nhằm muốn nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ của vợ mình. Thế rồi cũng chính cái khung cảnh không gian kiếm ăn của cò lại là khi quãng vắng, điều này gợi mở một không gian vất vả, truân chuyên.

Xem thêm:  Giải thích câu: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Giẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Câu thơ tiếp theo của bài lại nói thêm sự vật lộn với sinh kế của bà Tú, đó là khi gặp phải buổi đò đông thì bà đều phải chịu cảnh bị xô đẩy, chịu cảnh tranh giành nhau lời qua tiếng lại eo sèo để có thể mặc cả mua bán như ai. Bản thân vốn con nhà dòng dõi, chẳng gì cũng là bà Tú vậy mà cũng phải lấm láp, phong trần bao nhiêu khó nhọc. Nhà thơ Tú Xương hơn ai hết đã thầm cảm thương cho cảnh ngộ và cả sự hi sinh thầm lặng của vợ mình. Cũng chỉ vì gánh nặng áo cơm của chồng con mà bà Tú đã không quản ngại xông pha khó nhọc để lo cho chồng cho con.

Nhân vật Tú Xương làm hiện lên rõ nét hình ảnh một người vợ thui thủi làm ăn, khi một mình toan lo lặn lội trong những khung cảnh không gian, thời gian thể hiện sự vất vả, gian nan và vô cùng đáng thương.

Đọc bốn câu sau lại thể hiện giọng bà Tú tự than thân, tự trách phận chính mình. Hay nói đúng hơn là đến đây nhà thơ không đứng ngoài khách quan để miêu tả nữa, Tế Xương cũng đã nhập thân vào nhân vật thảo ra lời bà vợ để than thở giùm bà một cách chủ quan hơn đó là câu:

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Ở trong mối quan hệ vợ chồng, duyên là cái căn nguyên từ trước chính vì thế mà vợ chồng lấy được nhau. Từ đó Tú Xương đã khẳng định lên được duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, đó là ý duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Khi bà Tú lấy được ông Tú ngẫm cho kĩ đó cũng là duyên trời xui khiến. Ông Tú cũng là người đỗ đạt hơn người thường một chút nhưng lại không thể lo được mọi chuyện trong gia đình như bà Tý. Bao nhiêu cực nhọc của lặn lội thân cò ở câu thơ trên đến đây đã được nâng lên thành cái vất vả, cực nhọc của một số phận là định mệnh của cả một kiếp người nên nó dường như cứ thêm nặng nề và cay cực biết bao. Đã là duyên phận, là nợ thì cho dù khó khăn, vất vả cũng ai nào dám quản công cơ chứ.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!

Tế Xương như đã thay lời bà Tú, nhà thơ đã chửi rủa chính cái bạc bẽo và cái vô tích sự của người chồng nghĩa là của chính mình. Có thể thấy được tất cả nỗi thương vợ cùng với sự bất lực giận mình, ông như cũng căm giận đời đã lắng đọng trong tiếng chửi rủa đầy day dứt, xót xa kia. Thế nhưng thực sự ông có bạc bẽo, hờ hững với vợ mình không? Điều này khó trả lời biết bao. Việc tác giả như tự phán xét tự trách mình cũng là cách biểu hiện sự thương cảm sâu xa với vợ của mình. Tuy ông nói ăn ở bạc nhưng lòng ông không bạc, ông không hờ hững với bà chút nào cả.

Thông qua bài thơ “Thương vợ” ta nhận thấy được đây chính là một bài thơ hay và đặc sắc. Bài thơ thể hiện được một nỗi lòng chân thành, sự yêu thương mênh mông của nhà thơ với người vợ tảo tần. Đồng thời qua nhân vật bà Tú còn gợi nên được một bức chân dung bất hủ có tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam có bao nhiêu đức tính quý báu.

Minh Tân