Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

bài thơ Ánh Trăng của tác giả

Bài làm

Nhắc đến hình ảnh trăng là người ta nhắc đến hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Cũng chính bởi thế mà ánh trăng trở thành một trong những đề tài xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật. Nguyễn Duy cũng đã đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam bài thơ Ánh Trăng với một cách nhìn nhận riêng, nhắc nhớ con người không quên đạo lý “” của dân tộc ta.

Ngay từ khi mở đầu thì tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh vầng trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong đã hiện lên khá rõ ràng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Thông qua đây người đọc cảm nhận được hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và vô cùng trong sáng của thuổi thơ. Chỉ với hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ thế nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát được rõ ràng về sự vận động cả cuộc sống con người. Trong cuộc đời thì cứ mỗi một con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Hình ảnh cánh đồng, sông và bể được xem chính là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ mà khó có thể quên được. Với nơi đó ta dường như cũng đã lại bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Khi lớn hình ảnh vầng trăng theo con người trên chiến trường và họ cùng trải nghiệm sương gió, đồng thời cũng đã vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Hình ảnh người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, rồi người lính ngủ dưới ánh trăng và ánh trăng như một người tri kỳ của con người trong những năm tháng máu lửa.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm của con người trong xã hội hiện nay

Đọc đến khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính dường như đã gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Ta cảm nhận thấy được hình ảnh vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được thông qua đoạn thơ:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Sử dụng một loạt các từ “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” dường như cũng đã làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch hơn. Sự so sánh như đã tô đậm lên chất hồn nhiên của người lính trong những năm tháng đấu tranh. Có thể nhận thấy được chính tâm hồn – vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ nữa.

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

phan tich bai tho anh trang - Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh Trăng 

Thế rồi thời gian cứ thế trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, lúc đó cũng chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà mà thôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại con người không thể nào kháng cự được sự thay đổi lớn như thế. Người lính đã tập quen dần trong cuộc sống thời bình đầy đủ vật chất, quen với ánh điện cửa gương mà bỗng chốc quên cả hình ảnh vầng trăng, quên đi người bạn tri kỉ của mình.

Ánh trăng lúc này giống như một người dưng qua đường, sao nghe mà chua chát quá. Pháp nhân hóa Nguyễn Duy sử dụng đã mang đến cho người đọc có một sự thương cảm vô cùng lớn lao. Chính cuộc sống hay chính lòng người đã thay đổi mà lại có thể quên đi nghĩa tình nhanh chóng như thế? Thế rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc khiến cho ngừoi lính phải đối mặt:

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh nhà thờ Đức Bà - một di tích, thắng cảnh ở tp.Hồ Chí Minh

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn – đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Khi lúc này đèn điện tắt, cũng chính là khi không còn được sống trong cái xa hoa, không còn được sống đầy đủ về vật chất nữa. Hình ảnh người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm nhất. Có thể thấy được ở ngay trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy thì người lính vôi bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó quá vãng nhưng lại quen thuộc và đó là ánh trăng – người bạn tri kỉ năm xưa. Ánh trăng như không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Thực sự chính vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó dường như cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, đón nhận một biết vươn lên hoàn thiện mình.

Thông qua đây tác giả muốn gửi gắm đến cho chúng ta biết được cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được. Và cũng không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, không khó những thử thách nên hãy luôn biết trân trọng tất cả:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Khi con người phải đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy mặc dù cho không bị quở trách một lời nào. Rồi trong ý nghĩ của con người hiện ra giống như một thức phim quay chậm về quá khứ khi mà còn bao nhiêu khó khăn, vất vả mà có người bạn – ánh trăng.

Xem thêm:  Em hãy giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Hình vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người đó là:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kề chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Đến với khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và khổ thơ như cũng đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. Hình ảnh ánh trăng cứ tròn vành vạnh là một vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy nhưng nó cũng cứ im phăng phắc, trăng không nói gì mà khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, đồng thời cũng là để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri, vầng trăng nhắc nhở con người không được lãng quên ân nghĩa trước đây.

Ngay từ khi ra đời thì bài thơ “Ánh trăng” dường như cũng đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người rằng: Ởtrong cuộc sống nếu ai đã lỡ quên đi giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.

Minh Tân