
Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của tác giả Nguyễn Trãi
Bài làm
Nguyễn Trãi cũng được biết đến là một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta. Bên cạnh những đóng góp cho đất nước thì ông cũng còn có rất nhiều tác phẩm hay, một trong những tác phẩm đã phác họa được tâm hồ thơ của ông không thể quên được bài thơ “Cảnh ngày hè”. Với tác phẩm này người ta không chỉ nhận thấy được một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên mà còn chính là một tấ lòng luôn vì dân, vì nước của Nguyễn Trãi.
Hình ảnh thiên nhiên vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ của không biết bao thi nhân trung đại cày xới, là một nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn. Nguyễn Trãi còn chính là một nhà thơ như được sống giữ thiên nhiên, luôn luôn bầu bạn với thiên nhiên và đồng thời chính những bài học quý giá đó làm gương để răn mình. Thông qua bài thơ “Cảnh ngày hè” người đọc như nhận ra được nhân cách của Nguyễn Trãi – giống như ánh sáng của sao Khuê. Nguyễn Trãi luôn có một tấm lòng vô cùng tha thiết với nhân dân, với đất nước dẫu ở trong tình cảnh khó khăn như thế nào đi chăng nữa. Cho dù ở trong tình cảnh có bị rèm pha thì Nguyễn Trãi cứ sống một cuộc sống cứ yên bình, nên thơ nhất chính giữa hoàn cảnh khó khăn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” dường như cũng đã góp thêm nét vẽ để bức chân dung tâm hồn của Ức Trai hiện lên rõ nét nhất.
Người đọc có thể nhận thấy được ngay chính trong những câu thơ đầu tiên, tác giả Nguyễn Trãi như đã vẽ ra và đã dẫn chúng ta đến với một bức tranh thiên nhiên rực rỡ. Đó là một khung cảnh thiên nhiên tràn trề sự sống của mùa hè.
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Chỉ với câu thơ mở đầu cho bài thơ tác giả Nguyễn Trãi đã giới thiệu về hoàn cảnh hưởng “nhàn” bất đắc dĩ của mình. Nếu ta đọc lời thơ biểu đạt sự nhàn hạ trong một ngày hè như đã chọt ùa về của một con người không bị vướng bận bởi điều gì với nhịp của chữ “rồi” tách riêng khỏi nhịp của câu thơ như nhấn mạnh sự rảnh rỗi của nhà thơ Nguyễn Trãi. Thế nhưng khi chúng ta mà đọc sâu, ngẫm kĩ vào từng câu chữ thì chắc chắn chúng ta lại cảm nhận được tiếng thở dài trong câu thơ. Không khó để nhận ra được cụm từ “thuở ngày trường” ở ngay trong câu đầu có ý nghĩa là một ngày dài.
Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè
Bài thơ “Cảnh Ngày hè” này lại được viết trong thời gian Nguyễn Trãi an nhàn lui về ở ẩn xa nơi sơn cước, nơi thôn quê để tránh chốn bon chen đầy cám dỗ của quan trường. Có lẽ vì thế cho nên tác giả nới có thể có cơ hội để cảm nhận được sự trọn vẹn của cảnh ngày hè đó mà trước kia không nhận ra được. Nhưng sử dụng từ “ngày trường” nó cũng khơi gợi lên cho ta thấy được nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Tiếp theo đó là trong ba câu thơ hàm súc tác giả Nguyễn Trãi lúc này đây như cũng đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh của mùa hè rực rỡ. Bức tranh mùa hè rực rỡ thêm với đó là có những gam màu đậm, tươi tắn cùng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Ta như nhận thấy được bao trùm lên bức tranh ấy chính là những tán lá cây nhìn như chiếc ô đang che phủ. Cây hòe thì đã bung râ hoa để làm dịu đi cái ánh nắng chói chang của mùa hè. Khi nhà thơ đặt điểm nhìn xuống thấp hơn thì đã khéo léo để đan cài màu đỏ rực rỡ của thạch lựu trước hiên nhà. Không chỉ vậy mà sắc hồng của ao sen lúc này đây cũng đã đang tỏa hương thơm ngát lan tỏa khắp không gian rồi. Nếu thơ ca cổ điển xưa luôn luôn ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt và ưa tả tĩnh hơn tả động thì ta bắt gặp hồn thơ của Nguyễn Trãi bước ra khỏi ranh giới đó. Và đây cũng chính là một sự phá cách để có được một bức tranh mùa hè đầy màu sắc và đầy ánh sáng.
Thông qua bài thơ Cảnh Ngày Hè thì nhà thơ đã giúp cho chúng ta không chỉ cảm nhận được hình sắc của thiên nhiên tạo vật mà lại còn nhận thấy một mạch sống đang ứa căng. Mạch sống luôn luôn tràn trề, đang đùn đùn phun ra những sắc xanh, sắc đỏ của hoa lá và của cả cỏ cây. Thực sự hình ảnh thiên nhiên của Nguyễn Trãi lúc này đây như đang hiện lên qua những động từ mạnh mà Nguyễn Trãi dùng đó là các từ: đùn đùn, phun, tiễn hay từ giương tất cả dương như đang trào dâng một sức sống nội sinh mãnh liệt nhất. Chính sự mạnh mẽ ẩn sâu bên trong mỗi tạo vật. Cây hoa hòe không được miêu tả như một vật thể thông thường mà nó được đặt trong sự vận động, trong sự phát triển của tự nhiên. Còn với hình ảnh ao sen cũng không chỉ gợi một thứ hương vô cùng dịu nhẹ mà còn thể hiện sự lan tỏa. Thêm với đó là một sự chuyển động của mùi hương ấy khắp không gian. Nguyễn Trãi đã lấy tâm điểm là những bông hoa thạch lựu đỏ chót, màu đỏ giốngnhư những đốm lửa nhưng nếu Nguyễn Du gợi tả được màu sắc của hoa lựu thông qua phép điệp âm cứ lửa lựu lập lòe ở trong câu thơ ấn tượng của truyện Kiều:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Ở trong thơ Nguyễn Trãi người ta còn nhận thấy được còn có cả nhựa sống dồi dào ở chính ngay bên trong cây dường như cứ lan tỏa, phát lộ ra ngoài. Có thể thấy chính cái sinh khí rực rỡ, viên mãn là thế khác hẳn với sự nóng nực của mùa hè đem lại.
Ở trong thi của Nguyễn Trãi không chỉ có họa, có hương thôi đâu mà hơn hết nó còn có cả những thanh âm muôn vẻ của cuộc sống thường nhật nữa.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Hình ảnh của thiên nhiên không hề u ám, trầm lặng khi nắng chiều buông mà trái lại, rất rộn rã và sôi động. Nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã đưa vào bức tranh của mình các hình ảnh vô cùng quen thuộc, đã thế lại còn gần gũi nhưng lại không đi theo khuôn sáo hay theo bất cứ lối mòn nào nữa. Chỉ với hai từ lấy Nguyễn Trãi dùng ta có thể nhận thấy được âm thang sôi động như xóa tan đi cái tích dự, cô tịch. Với hai câu thơ này người đọc cũng có thể cảm nhận được thấy Nguyễn Trãi không hề thoát tục, cũng không thể nào dời xa cuộc sống được mà như đang hướng lòng mình vào những thanh âm của đời sống con người. Tác giả mong muốn có được tiếng đàn để đánh cho dân giàu no đủ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Khi Nguyễn Trãi sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” thế nhưng thực sự chưa giây phút nào Nguyễn Trãi quên đi bổn phận của mình với quê hương với đất nước cả. Tâm hồn Ức trai vẫn còn sáng tựa sao khuê.
Cảnh Ngày Hè là một bức tranh muôn màu muôn vẻ và đã được Nguyễn Trãi tái hiện một cách đầy chân thực và sinh động. Bài thơ không đơn thuần là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn mang được nét cảm nhận vô cùng phong phú của các xúc cảm, nhưng nỗi niềm tâm sự của Ức trai – Nguyễn Trãi.
Minh Tân