Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người Lái Đò Sông Đà

Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người Lái Đò Sông Đà

hình tượng con sông Đà trong Người Lái Đò Sông Đà

Bài làm

Trong văn đàn văn học Việt Nam mỗi một tác giả lại mang cho mình một phong cách riêng, đặc sắc. Nhà văn – bậc thầy ngôn ngữ cũng như đề tài sâu sắc, ông luôn tìm tòi và phát hiện chất vàng 10 đã qua thử lửa của con người. Nhìn nhận con người dưới góc độ tài , nhìn sự vật dưới góc độ mới mẻ, độc đáo. Các trang viết hay nhất của Nguyễn Tuân có lẽ là những trang văn tả về đèo cao, vực sâu và cả thác nước. Hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sông Đfa” cũng hiện lên vô cùng sâu sắc.

Nguyễn Tuân là một người luôn luôn yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về chính vẻ đẹp của núi sông, cũng như cỏ cây trên đất nước mình. Tác phẩm ‘Người lái đò sông Đà” cũng chính là một kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp khi ông có dịp đi thực tế Tây Bắc vào năm 1958.

Có lẽ được sống, gắn bó với khung cảnh Tây Bắc cho nên khung cảnh nơi đây cũng mang đến cho ông những trải nghiệm vô cùng độc đáo. mới cũng đã đem đến cho nhà văn có được một nguồn cảm hứng sáng tạo. Khi đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân chính là bạn đọc chúng ta  đến với một tâm hồn vô cùng phong phú bởi nhưng phát hiện vô cùng tinh tế, độc đáo về quê hương. chính là một nhà văn yêu nước, ông miêu tả con sông Đà hiện lên với nhiều vẻ đẹp như thế cũng đã cho thấy được tình yêu đất nước của nhà văn. Tác giả đã từng bước khám phá về sông Đà dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc, chắc chắn rằng chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể nhọc công đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận gốc tích để khai sinh ra con sông Đà này. Độc giả có thể nhận thấy được hình ảnh con sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập rõ ràng đó là sự hung bạo và trữ tình.

Xem thêm:  Tả con chó lớp 6 - Bài văn mẫu miêu tả con chó nhà em

phan tich hinh tuong con song da trong nguoi lai do song da - Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người Lái Đò Sông Đà

Phân tích hình tượng con sông Đà

Xây dựng lên hình ảnh con sông Đà hung bạo thể hiện qua các vách đá “đá bờ sông dựng vách thành”, thêm với đó chính là những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Có thể nhận thấy được với cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách đó là chi tiết: “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, cảm giác con nai có thể vọt qua sông, và chúng ta chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia không khó một chút nào. Rồi khi “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Nhà văn Nguyễn Tuân đã so sánh vừa chính xác, tinh tế đồng thời cũng lại đem đến sự bất ngờ và lạ lùng. Có thể cảm nhận thấy được nhà văn Nguyễn Tuân cũng luôn luôn lục lọi đến kiệt cùng của thiên nhiên để có thể tìm cho mình có được một phong cách có thể làm kiinh động hồn trí con người.

Con sông Đà có gió “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Chính bằng với lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, thêm với đó có cấu trúc câu trùng điệp. Tất cả cũng đã khơi gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, sông Đà như lại dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người. Hay đó là những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” lại có những “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”. Với một lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà dường như cũng đã không khác gì loài thủy quái thêm với đó những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

Xem thêm:  Em đã có dịp xem ti vi, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy

Con sông Đà còn còn có âm thanh thác nước thật ghê sợ, nhà văn Nguyễn Tuân giống như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá. Mới đầu thì tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách” như cũng cứ van xin khiêu khích và rồi cái giọng gằn mà chế nhạo nữa. Âm thanh được phóng to hết cỡ rồi các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên dường như cũng đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại nhất: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Với đoạn văn này cũng đã gợi ra một sự liên tưởng vô cùng phong phú giống như một tiếng động rưng, hay động đất. Nguyễn Tuân quả là một nhà văn chơi ngông lắm trong nghệ thuật.

Với thủ pháp nhân hóa thì người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá sông Đà: “Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm” và lại còn cứ “méo mó”. Rồi những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân thì cũng đã khiến cho chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận. Ở trong trùng vi thạch trận thứ nhất thì đó là những bọn đá hất hàm, thách thức,, mặt nước dường như cứ hò la ùa vào để bẻ gãy cán chèo. Đến trùng vi thạch trận thứ 2 thì sông nước đã được bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng rất nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn. Còn trung vi thạch trận thứ 3 lại ghê sợ hơn khi con sông Đà lúc này đây bày binh bố trận ở khắm mọi nơi, tăng cường cửa tử, cửa sinh ở phía hữu ngạn. Thông qua đây hình ảnh con sông Đà hiện lên hung bạo vô cùng tàn ác không khác gì là kẻ thù số một của con người cả.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Bên cạnh con sông Đà hung bạo thì con sông Đà còn đẹp một vẻ đẹp trữ tình. Con sông Đà giống như một bức tranh thủy mặc cứ vương vấn mãi lòng người. Nước sông Đà hệt một áng tang trữ tình như cứ ẩn hiện trong mây trời tây Bắc nở hoa ban, hoa gạo. Sắc nước sông Đà cũng được thay đổi đó là “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô có màu xanh canh hến. Cho đến thì mặt nước sông cứ lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa vậy. Con sông Đà mỗi mùa lại mang được một vẻ đẹp riêng vông cùng quyến rũ và tình tứ.

Nhà văn Nguyễn Tuân bằng tài năng ngôn ngữ bậc thầy cũng với hiểu biết của mình thì đã cho người đọc nhận thấy được phong cách giá trị nghệ thuật của ông thật thật độc đáo và phong phú. Hình ảnh con sông Đà cũng đã khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn người đọc và thể hiện được phong cách nghệ thuật và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Minh Tân