
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
Bài làm
Nhắc đến văn học hiện thực phê phán Việt Nam thì nhà văn Nam Cao chính là một đỉnh cao nghệ thuật của dòng văn học này. Cùng với tác phẩm Chí Phèo thì tên tuổi của Nam Cao mới thực sự là một hiện tượng nghệ thuật. Đề tài của Nam Cao thường tập trung, xoáy sâu khắc họa hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ. Nhân vật Chí Phèo là một chằng trai vô cùng lương thiện nhưng vì bị nhà tù thực dân, định kiến xã hội,… đã biết Chí thành một con quỷ dữ. Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo giống như nhà văn Nam Cao đang viết một bài ca chua chát về cuộc đời cứ đầy rẫy nhưng bi kịch của cuộc đời những người nông dân trong xã hội cũ.
Người đọc như ấn tượng đến cách mở đầu giới thiệu về nhân vật của nhà văn Nam Cao. Không giới thiệu hình dáng trước, tính tình trước mà lại bắt đầu bằng tiếng chửi. Điều này cũng đã hé lộ thân phận của Chí Phèo không được mọi người công nhân và phải sống trong kiếp túng quẫn. Sau đó là tác giả tập trung kể về cuộc đời của Chí Phèo. Ngay từ khi mới sinh ra thôi thì Chí cũng đã bị mẹ vứt bỏ trong cái lò gạch cũ. Rồi may mắn gặp được một anh đi thả ống lươn mang về cho bà góa mù, rồi được bác phó cối nuôi. Cứ như thế Chí lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của nhiều người tốt bụng, nhưng thời gian tốt đẹp đó chỉ tổn tại trong 20 năm đầu thôi.
Khi hai mươi năm đã là một anh trai hiền lành, chất phát một chàng trai lại còn có mơ ước bình dị, đồng thời cũng lại thật giàu lòng tự trọng và vô cùng lương thiện. Khi mà bác phố cối mất thì Chí Phèo không nơi lương tựa phải đi bán rẻ sức lao động của mình. Cho đến khi gặp Bá Kiến – một con người nham hiểm đã gây ra cho Chí biết bao nhiêu tội lỗi từ đây. Khi đi làm người ở cho nhà Bá Kiến thì Chí đã bị bà Ba để ý và cứ muốn Chí “bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, lên trên nữa”. Chí cảm thấy nhục chứ không thích gì, điều này cũng đã thấy được tư chất ngay thẳng của Chí. Khi biết được điều này thì Bá Kiến đã phát hiện ra và nổi cơn ghen, rồi vô cớ đẩy Chí đi tù. Đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời Chí sang trang khác. Biết bao nhiêu đòn roi cũng đã biết Chí – một con người hiền lành như vậy nay đã trở thành một kẻ lưu manh, một tên côn đồ. Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ.
“Hắn về lớp này trông khác hẳn. Cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn, cái mặt thì rất cơng cơng trông gớm chết”. Đâu còn là một anh Chí khỏe mạnh, đẹp trai của ngày xưa. Cái mặt ấy đầy rẫy ngang dọc những vết sẹo – những dấu tích của những lần ăn vạ, chém giết. Cuộc đời của Chí Phèo hắn là một cơn say dài vô tận, hắn ăn trong lúc say hay trong lúc ngủ trong lúc say, chửi nhau cũng như chém giết, cướp bóc cũng trong lúc say. Và cho đến đây thì Chí đã thực sự là một kẻ lưu manh, côn đồ, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác. Không dừng lại ở đó thì có rất nhiều kẻ đã lợi dụng sự u mê của Chí biến Chí thành tay sai đắc lực cho hắn mà điển hình là Bá Kiến. Chí đã “đập nát bao cảnh yên vui, làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Chí Phèo đã mất hết cả nhân tính lẫn nhân tính.
Nhưng không dừng lại ở đó, nhà văn Nam Cao đã đào sâu, chú ý vào nội tâm của Chí để có thể kiếm tìm ánh sáng nơi sâu thẳm của tăm tối cũng như u mê của Chí Phèo vẫn sót lại sự lương thiện.
Mở đầu câu truyện chính là tiếng chửi chính là phản ứng của y trước cuộc đời, thể hiện tâm trạng đầy bức bối, bi kịch của Chí. Đau xót biết bao nhiêu tiếng chửi ở đây cũng chính là để giải thoát sự tan nát, đau đớn. Và đó cũng còn là tâm trạng bất mãn cao độ của một con người đã bị làng xóm, của một xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Chí như bị cả làng quay lưng, không thèm nói chuyện hay đối đáp với Chí, với Chí lúc này tiếng chửi như một sự giao tiếp nhưng cũng không ai đoái hoài chút nào, bởi cả làng Vũ Đại còn ai coi hắn là người nữa đâu.
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo
Nhà văn Nam Cao thật tài tình khi ông đã khéo “Vạch khổ” cho người nông dân, có thể thấy nhà văn không chọn những đề tài đã xưa cũ, mà chọn cho mình một con đường riêng, chọn cho mình một phương diện riêng. Đó là hình ảnh người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, đồng thời cũng luôn bị hủy diệt cả nhân tính, do đó bị phủ nhận giá trị cũng như những giá trị tư cách làm người. Có thể thấy được chính nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo lúc này đây không phải là ở chỗ, tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này mà cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh không hơn không kém. Chí sinh ra đã không cha không mẹ, không họ hàng, thân thích cũng càng không có một tấc đất, cắm dùi, cả đời chưa từng được chăm sóc bởi bàn tay người đàn bà. Bán cả nhân hình lẫn nhân tính để rồi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Xây dựng lên hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thực sự đã trở thành một trong những nhà văn vượt trội hơn so với nhà văn đàn anh Tắt Đèn – Ngô Tất Tố với nhân vật chị Dậu, hay còn đó là anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. Chị Dậu hiện lên là nhân vật cứ chật vật bôn ba vì sưu thuế thôi thì Chí Phèo lại mất cả nhân hình cũng như nhân tính để đổi lại trở thành quỷ dữ, không ai công nhận hắn là một con người. Người ta nhận thấy với nhân vật Chí Phèo thì đây mới là hiện thân của nỗi khổ cực nhất của người nông dân trong xã hội cũ.
Nhân Vật Chí như được hồi sinh như những hạt giống nảy mầm khi được gặp Thị Nở. Thị Nở là một người xấu đến ma chê quỷ hờn cho đến một cuộc hội ngộ giữa hai người này. Hai con người dưới đáy của xã hội gặp nhau, và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao lại đặt tên cho tác phẩm của mình ban đầu là “Đôi lứa xứng đôi”. Thị Nở là một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn cho mãi đến ba mươi tuổi vẫn ế chồng, tính cách của thị thì dở hơi, lại có dòng dõi ma hủi. Và ở thị Nở hội tụ mọi sự bất hạnh của người phụ nữ, hai người họ đến với nhau, thị Nở chăm sóc Chí Phèo và Chí như được đánh thức lại lương tri của mình. Lần đầu tiên Chí Phèo cảm thấy mình tỉnh táo, nhận ra được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường, đó chính là “Tiếng anh chài gò thuyền đuổi cá”, “tiếng chim hót trong lành”, “tiếng người nói xôn xao”.. và lúc này đây thì lòng hắn mơ hồ buồn biết bao. Chí Phèo dường như được sinh ra thêm lần nữa, tâm hồn Chí còn thật non nớt như một đứa trẻ vậy, lần đầu biết nghe, lần đầu Chí biết cảm nhận và bộc lộ xúc cảm của mình. Thực sự đây là một tâm trạng rất lạ của Chí, Chí bỗng nhận ra được đã có một thời Chí như mơ ước về một cuộc sống “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, có tiền thì mua con lợn, khi khá giả thì tậu dăm ba sào ruộng”. Chí thấy muốn làm hòa với mọi người, mong được làm người lương thiện, với Chí lúc này đây thì Thị Nở cũng chính là một ngọn đèn chiếu vào cuộc đời tốt tăm của Chí. Thị Nở đã mở đường cho Chí để Chí men theo bờ vực thẳm để có thể về làm người. Chính tiếng gọi của tình yêu cũng lại là tiếng gọi lương thiện. Chí luôn mong ngóng Thị Nở cũng như các khát khao để cùng xây dựng một gia đình. Có thể thấy được hình ảnh bát cháo hành là một chi tiết đặc biệt quan trọng đã cứu vớt cuộc đời Chí Phèo trở lại làm người.
Khi được thị Nở mang cho bát cháo hành thì anh cảm thấy có một nỗi bâng khuâng, một sự cảm động “thấy mắt hình như ươn ướt”. Cuộc đời của Chí có lẽ chưa bao giờ được chăm sóc như vậy, nếu muốn ăn thì Chí phải cướp mới có được. Còn đây là lần đầu tiên Chí được một người đàn bà chăm sóc tận tình như vậy. Có lẽ cả làng Vũ Đại chỉ có mỗi thị Nở là cảm nhận thấy được Chí hiền.
Chí Phèo đã muốn quay trở lại làm người thế nhưng bà cô Thị Nở lại địa diện cho định kiến xã hội, đã phủ nhận sự tồn tại của Chí Phèo. Chính điều này cũng đã khiến cho Chí Phải suy nghĩ, quyết liệt để có thể ngăn cản được hạnh phúc của Chí Phèo và thị Nở. Nam Cao cũng đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí. Khi đó thì Chí lại lôi rượu ra uống, hắn lại càng thấy tỉnh và Chí bỗng cảm nhận thấy được hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành là vì thế. Có lẽ đó chính là một hương vị như khó phai mờ nhất trong cuộc đời của Chí. Chí muốn quay lại làm người nhưng xã hội không chấp nhận Chí, Chí quyết định xách dao đi trả thủ.
Và khi đó Chí nhận ra được tất cả sự bi đát, nỗi thống khổ của mình thì Chí đã xách dao đến nhà Bá Kiến để giết hắn đồng thời cũng lại kết liễu chính mình. Câu nói “Tao không cần tiền!” Tao muốn làm người lương thiện… Ai cho tao lương thiện… Làm sao để mất các dấu sẹo trên mặt này?… Thực sự chính những câu hỏi dồn dập nó cũng cứ chất chứa bao cùng quẫn, căm phẫn, tuyệt vọng cũng như thật bế tắc của Chí. Hay đó cũng là bi kịch chung của những người nông dân sống lương thiện nhưng bị đẩy vào mức đường cùng không lối thoát. Chí Phèo chết đã để lại trong lòng mỗi người chúng ta biết bao nhiêu tình cảm thương xót. Chí Phèo chết ngay trên ngưỡng cửa trở về làm người lương thiện. Tác phẩm đã lên án chế độ xã hội cũ đã đẩy con người vài tình cảnh thê thảm không lối thoát.
Tóm lại tác phẩm “Chí Phèo” đã trở thành một đệ nhất kiệt tác, nó cũng chính là một bó đuốc luôn đi đầu của làng văn học hiện thực không chỉ nhờ nội dung, tư tưởng nhân sinh. Mà còn nhờ các đóng góp về mặt nghệ thuật cũng như xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thành công.
Minh Tân