
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù
Bài làm
Nguyễn Tuân được mệnh danh là một cây bút tài hoa và xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Nhân vật của Nguyễn Tuân được xây dựng lên là một người tài hoa nghệ sĩ. Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” thì nhân vật Huấn Cao cũng không nằm ngoài khuôn mẫu này. Xây dựng lên một nhân vật anh hùng Huấn Cao vừa phí phách vừa có thiên lương là một thành công lớn của Nguyễn Tuân.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết về cái đẹp và luôn để cho nhân vật của mình ngời sáng lên những vẻ đẹp đa dạng nhất. Xây dựng lên vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Tài hoa thể hiện ở cái tài viết chữ Hán – loại văn tự giàu chất tạo hình. Thời xưa thì các nhà nho viết chữ để có thể bộc lộ cái tâm, cái chí của con người cho nên nó đã trở thành một bộ môn nghệ thuật gọi là thư phát. Có người viết chữ thì sẽ có người chơi chữ, treo chữ trong nhà cũng thường chọn ở vị trí đẹp nhất, trang trọng nhất. Chơi chữ cũng là một thú vui tao nhã.
Nhân vật Huấn Cao lại có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, tài năng của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh sơn. Quản ngục cũng biết đến tài của Huấn Cao và ông có một cái sở nguyện có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết cho. Thông qua đây độc giả có thể nhận thấy được Huấn Cao có một vẻ đẹp tài hoa khó ai có được. Việc trân trọng tài năng – sở nguyện của quản ngục cũng đã cho thấy được ông luôn bày tỏ thái độ trân trọng người tài.
Huấn Cao không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa thôi đâu mà ông còn là người anh hùng có khí phách hiên ngang bất khuất. Có thể dễ dàng nhận thấy được hình ảnh người anh hùng ấy dám tố cáo sự trắng trợn của triều đình. Người anh hùng đó cũng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình phong kiến mục nát, thối rữa. Nhân vật Huấn Cao lúc này cũng không chấp nhận sự giam cầm của bè lũ khốn kiếp cho nên ông đã từng bẻ khóa vượt ngục, hay cũng lại vào sinh ra tử nhiều lần. Huấn Cao trong con mắt của bọn lính gác, Huấn Cao chính là một kẻ vô cùng ngạo ngược và nguy hiểm nhất cho nên luôn phải đề phòng. Huấn Cao đối với thầy thơ lại thì ông lại hiện lên lại là một người văn võ đều có tài cả. Còn với quản ngục thì Huấn Cao là một người anh hùng, coi thường tiền bạc cũng như quyền thế. Nhân vật Huấn Cao chính là một người tài ba trong mắt của mọi người, đồng thời ông cũng là một kẻ tử tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung và lại toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao là một người tử tù nhưng lại không tỏ vẻ gì sợ hãi, khúm núm khi đứng trước sự thúc giục hay những roi vọt của sai nha. Đặc biệt ông cũng lại thản nhiên nhân sự biệt đãi của quản ngục. Với phong thái thật ung dung và bất khuất như vậy, độc giả nhận thấy rằng Huấn Cao chính là một định nghĩa hoàn chỉnh hoàn mĩ về những con người tài năng, nhân cách và uy vũ.
Nhân vật Huấn Cao không những là một anh hùng mà ông còn là một con người có vẻ đẹp thiên lương trong sáng, có một tâm hồn cao đẹp. Tử tù Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng dễ dàng cho chữ. Nguyên do không phải vì Huấn Cao kiêu ngạo mà là vì Huấn Cao cũng chỉ tặng chữ cho những ai biết trân trọng yêu quý cái đẹp, cái tài mà thôi. Cho nên suốt đời ông cũng chỉ viết có hai bộ tứ bình và thêm với đó là một bức trung đường cho ba người bạn thân của ông. Với ông chơi chữ phải là một con tài đức vẹn toàn. Khi nhận ra được viên quản ngục biệt đãi mình như thế thì ông cảm phục cái tài của Huấn Cao. Khi biết được sự tình thì Huấn Cao đã nói: “suýt chút nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Huấn Cao đã quyết định cho chữ quản ngục và đây cũng là một cảnh tượng xưa nay chưa từng quá. Bởi trong cảnh cho chữ này thì vẻ đẹp thiêng lương, vẻ đẹp của cái thiện lương như đã soi rọi làm cho cái đẹp của cái tài, phí phách anh hùng như bừng sáng lên chính giữa chốn tù ngục tối tăm. Chính sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm cũng như cái khí phách anh hùng đã làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Xây dựng nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp của người anh hùng lý tưởng, đó chính là một cái đẹp mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Thêm với đó là lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tất cả như đã tạo thành cuộc đổi ngôi bất ngờ khi kẻ tử tù trở thành người bậc trên để ban phát cái đẹp, để có thể dạy dỗ cách sống. Nhân vật quản lục lại còn khúm núm sợ hãi của mình. Hình tượng nhân vật Huấn Cao cũng vì thế mà trở thành một biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng và bóng tối, của cái tốt với cái xấu, của cái đẹp với cái phàm tục dơ bẩn.
Thông qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân thì nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và vô cùng đĩnh đạc cũng lại khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Nguyễn Tuân làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật thông quan ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Nhà văn đã cũng đã sử dụng nhiều từ Hán Việt để nói lên được khẩu khí của bậc trượng phu để làm tăng lên vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Thành công trong tác phẩm “Chữ người tử tù” chính là việc xây dựng nhân vật Huấn Cao hiện lên là một nhân vật tài năng, nhân cách trong sáng và khí phách hơn người. Chính sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp cũng như cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của sự khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ cũng đã lại cho thấy lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của ông được gửi gắm.
Minh Minh