Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

hình tượng nhân vật Tnú trong của

Bài làm

– biệt tài sáng tác các tác phẩm viết về Tây Nguyên, về những con người Tây Nguyên anh hùng. Trong đó không thể không kể đến truyện ngắn “Rừng xà nu”. Truyện ngắn là câu chuyện về dân Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Và nổi bật trong số đó không thể không nói đến nhân vật Tnú – một trong những nhân vật đặc sắc của truyện và tác phẩm như đã kể về cuộc đời của Tnú thông qua lời kể của cụ Mết.

Nếu như đứng ngắm nhìn lại chặng đường đời của Tnú thì chắc chắn rằng mỗi chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú ở trước cũng như sau cách mạng thì anh đã cầm vũ khí đứng lên. Ngay từ khi còn nhỏ thì cậu bé Tnú cũng đã thể hiện một gan góc của mình thông qua việc hoạt động cách mạng đó là công việc nuôi giấu cán bộ. Tnú luôn nhanh nhẹn và luồn rừng để đưa thư, lội qua con suối có nước chảy xiết để bọn giặc không phát hiện ra được. Với sự gan dạ, tính cánh anh hùng sơm được bộc lộ ngay từ nhỏ. Tnú học chữ thua Mai và để có thể thể hiện lòng quyết tâm học chữ thì cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu. Thêm với đó là sự gan dạ, sự dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt thì cậu cũng đã đặt tay lên bụng mình và nói “cộng sản ở đây này”.

Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, khi Tnú thoát ngục Kon Tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, anh còn lại hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách. Và trải qua quá trình tôi luyện thì giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, một cây xà nu luôn căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng. Nếu như theo lời dạy của anh Quyết ngày nào thì Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh để mài giáo mác chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy.

Xem thêm:  Phân tích diễn biến cốt truyện Làng của Kim Lân – Ngữ Văn 9

Tnú cũng không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi mà đó còn là một cuộc sống với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời nữa. Đáng buồn biết bao nhiêu bởi quãng thời gian ấy thật ngắn ngủi, khi đó thì giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Lúc đó thì Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú dám đương đầu xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù. Nhưng lúc đó thì cả hai đều không sống được, chính cảnh đau thương đó cứ trở đi trở lại trong hồi ức đau thương khiến Tnú không bao giờ có thể quên được. Tnú không cứu được mẹ con Mai mà 10 đầu ngón tay anh cũng bị bọn giặt tẩm nhựa xà nu đốt. Đôi bàn tay đó đã chứng mình cho câu nói của cụ Mết đó chính là câu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

phan tich hinh tuong nhan vat tnu trong rung xa nu cua nha van nguyen trung thanh - Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú 

Người đọc như không thể quên được hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao. Khi đó thì hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, có trong các trường ca Tây Nguyên. Bọn giặc đốt hai bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt phản kháng, chúng muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man triệt để nhất thế nhưng Tnú và những người dân ở đây không cam chịu. Họ cũng đã biết đứng lên, nén đau thương lại và cầm vũ khí bảo vệ quê hương. Khi bọn giặc đốt tay anh thì anh không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng. Và đây cũng chính là một ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù.Đó còn là một tiếng phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man và cả dân làng nổi dậy “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng. Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc. Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình bạn trong cuộc sống

Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đồng thời như cũng lại còn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Thông qua hình tượng nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành lúc này đây cũng lại còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Thực sự đó còn chính là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương , tình cảm gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, đó còn là  một sự căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, luôn luôn không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.

Qua hình tượng nhân vật Tnú có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành đã đjat đến đỉnh cao của việc xây dựng nhân vật anh hùng. Khi đó thì người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý, chân chất bấy nhiều.

Minh Tân

Có thể quan tâm

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến