Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn lớn trong văn học Việt Nam. Phong cách viết vô cùng giản dị, gần gũi với đời sống của những người nông dân cho nên Kim Lân còn được gọi với cái tên khác đó là nhà văn của quê Việt Nam. Viết về nạn đói năm 1945 Kim Lân đã tái hiện lại một cách đầy ám ảnh thông qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Viết về cái đói, cái nghèo nhưng tác phẩm vẫn hướng đến cho người đọc sự lạc quan, tin tưởng và khao khát hạnh phúc. Cùng với việc khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ – một người mẹ khắc khổ nhưng luôn tràn đầy , lạc quan đã khiến cho “Vợ nhặt” có sức sống lâu bền đến tận hôm nay.

Đọc tác phẩm “Vợ nhặt” nhân vật bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà bà cũng chỉ xuất hiện khi anh cu Tràng vừa dẫn vợ vừa nhặt được về nhà. Xây dựng lên khoảnh khắc này khiến cho người đọc sẽ bắt đầu nhận ra được người mẹ nghèo này có một tình cảm yêu thương con vô bờ bến. Đồng thời bà là một người yêu thương , người truyền lửa cho người khác ngay cả khi cái đói, cái chết đang rình rập .

Xây dựng lên nhân vật bà cụ Tứ hiện là một người đàn bà khắc khổ, nghèo đói với cái dáng “lòng khòng”, hình dáng của bà cứ khập khiễng bước từ ngoài cổng bước vào. Thế rồi có một loạt từ dùng để chỉ hình dáng và cử chỉ của bà cụ Tứ cứ nhấp nháy mắt, rồi lại lập khập bước đi lễ mễ. Tất cả hình ảnh này cũng đã gợi lên trong lòng người đọc thấy được một hình ảnh người mẹ già tuy không còn khỏe mạnh và tinh anh nữa. Ở giữa xóm ngụ cư nghèo đói khi đó cái đói tràn đến nhìn khung cảnh xác xơ, người chết như ngả rạ, người đói đi lại vật vờ nhưng những bóng ma. Thì hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên thật xót xa. Nhà văn Kim Lân cũng đã để cho bà cụ Tứ như xuất hiện với những nét tính cách và tình cảm yêu thương, đồng thời cũng lại cảm thông, chịu thương chịu khó hết mực. Bà Tứ là một người mẹ vĩ đại và tuyệt vời biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường hiện nay

Khi bà cụ Tứ về nhà thấy một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, lúc đó thì tâm trạng của bà thất thường, bà cũng không yên và luôn tự hỏi là ai. Đang thắc mắc rồi khi biết được sự tình đã hiểu ra cơ sự mà chỉ cúi đầu nín lặng và lo cho hai đứa con mình. Một tình yêu con sâu sắc, cảm thông cho người đàn bà kia và bà biết được trong cái đói như này không biết hai đứa nó có sống nổi qua ngày không. Bà không xua đuổi cũng không trách gì người đàn bà – người vợ nhặt kia vì bà biết trong hoàn cảnh này thì con mình mới có được vợ. Bà cụ Tứ là một người mẹ cố tình thương bao la và sâu thẳm biết bao nhiêu. Thực sự chính nỗi lòng của người mẹ đó như cứ nặng trĩu như thật âu lo biết bao nhiêu khi cái nghèo cư dồn dập vào chính cái tình người bao la và sâu thẳm biết bao nhiêu.

phan tich nhan vat ba cu tu trong tac pham vo nhat cua nha van kim lan - Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ 

Thấy Tràng lấy vợ, bà cũng mừng lắm và trong hiện thực nghiệt ngã đến đau lòng cũng đã khiến cho bà có được tình yêu thương lớn biết bao nhiêu. Không chỉ vậy bà cụ Tứ còn là một người rất hiểu chuyện, bà không hề than vãn bất cứ điều gì cả. Bà chỉ nhẹ nhàng bảo “Vợ chồng chúng mày lo mà làm ăn, rồi trời thương. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời bao giờ đâu”. Dù hiện thực nghiệt ngã, cái đói cứ đeo bám nhưng bà vẫn động viên, an ủi hai vợ chồng trẻ. Tấm lòng cuar bà cụ Tứ đã khiến cho Tràng và người vợ nhặt không bị ràng buộc và quá khó khăn. Chỉ khi mà hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó thì mới thấy được tình người cứ le lói ngay cả giữa cảnh đời u tối – nơi có nạn đói hoành hành. Thực sự điều này càng khiến cho chúng ta trân trọng biết bao nhiêu. Bà cụ Tứ là một người tuyệt vời, cho dù một cuộc đời không được tốt đẹp như bà vẫn mong.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

Người đọc thấy được hình ảnh bà cụ Tứ cứ xăm xăm trong vườn vào buổi sáng đầu tiên sau khi mà Tràng lấy vợ về. này của bà đã cho thấy được nhịp sống, sự vui vẻ, nhẹ nhõm ngay trong nạn đói kinh hoàng của dân tộc. Cho dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, một hình ảnh có lẽ rất bình dị thường nhưng nó lại đặt trong hoàn cảnh bần hàn, nghèo khó đến sự sống còn không biết mất đi lúc nào thì nó lại trở nên thật đẹp đẽ. Bà cụ Tứ như đang vun vén, xây đắp cho hạnh phúc của các con, mong muốn con sẽ thật hạnh phúc. Bà còn khuyên các con làm ăn, vẽ ra một tươi lai vô cùng tươi sáng để cho các con thêm hi vọng. Bà cụ Tứ là người truyền lửa cho các con.

Đên cuối truyện thì hình ảnh nồi cháo cám lúc này lại xuất hiện ở bữa cơm đầu tiên khi Tràng dẫn vợ về. Bà cụ Tứ như cũng tủi hổ và thương người con dâu vì lẽ ra dâu mới về thì không có mâm cao cỗ đầy thì cũng phải có vài mâm tươm tất một chút. Nhưng giữa cảnh đói nghèo đến thân còn không lo nổi chứ đừng nói cỗ bàn. Khi ăn miếng cháo cám đắng chát Tràng cảm thấy đáng chát và nghẹn bứ ở trong cổ nhưng rồi cũng cố nuốt. Bà cụ Tứ thì lại phấn khởi, vui lắm “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Ở trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”. Điều này cũng thể hiện được một sự vui vẻ của người mẹ nghèo làm bừng sáng lên không khí tăm tối những ngày qua. Chỉ có thể là tấm lòng của người mẹ thì mới có thể khiến cho con cái như trở nên yên lòng. Anh Tràng và người vợ nhặt cũng sẽ thấy ấm lòng và tin tưởng, hi vọng vào tương lai dẫu thực tại còn khó khăn. Điều đó chính là nhờ công sức của bà cụ Tứ, bà đã thổi vào lòng các con tình yêu, sự tin tưởng, sự lạc quan để mong đến hạnh phúc gia đình.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ thông qua các chi tiết rất đời thường, nhưng các chi tiết đó lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về những người nông dân. Những người nông dân cho dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả đến như thế nào đi chăng nữa họ vẫn yêu thương nhau, chở che cho nhau. Bà cụ Tứ là một điểm sáng trong tác phẩm “Vợ nhặt” khiến cho tác phẩm giống như một bài ca ca ngợi tình yêu thương con người bất diệt.

Minh Tân