
Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Bài làm
Có thể nói rằng tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam ở mọi giai đoạn. Thế nhưng trong những năm tháng kháng chiến dường như mảng đề tài này được khắc họa, miêu tả chân thực và vô cùng sâu sắc. Nổi bật nhất chính là tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm nói về tình phụ tử giữa anh Sáu và bé Thu – một cô bé rất mực yêu thương ba của mình đồng thời lại có cá tính. Ở nhân vật Thu đã khiến cho tác phẩm hấp dẫn hơn.
Đọc truyện “Chiếc lược nhà có thể dễ dàng nhận thấy được rằng nhà văn đã xây dựng trên một tình huống hiểu lầm. Với tình huống này cũng đã tạo rất nhiều bất ngờ cảm động, đồng thời bộc lộ được tính cách của nhân vật. Khi chiến tranh đến, anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp, khi anh ra mặt trận thì đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi chính vì thế những ký ức về con của ông Sáu chưa hiện hữu rõ ràng, với bé Thu thì càng khó hơn. Nhưng đáng nói ở đây là tình cảm họ dành cho nhau luôn thật lớn lao, mà không thể thay thế. Tình cảm của ông Sáu về bé Thu cứ lớn dần lên, ông ao ước có ngày được đoàn tụ cùng với gia đình, chắc chắn ông sẽ yêu thương con của mình, bù đắp lại khoảng thời gian ông xa nhà. Còn với bé Thu tất cả những gì về ba trong bé chỉ là những lời mẹ và bà kể lại và nhìn thấy ba thông qua tấm ảnh ba chụp chung với má.
Thật may mắn biết bao nhiêu khi anh Sáu được về thăm nhà 3 ngày phép. Vậy là bao nhiêu mong ngóng, bao nhiêu đợi chờ của anh đã thành hiện thực. Thế nhưng sự thật lại không giống như anh Sáu suy nghĩ, khi về đứa con nhất định không chịu nhận ba. Lý do mà bé Thu không nhận ba là vì vết thẹo trên má, điều này đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới cho nên bé Thu không nhận anh Sáu. Cho đến khi mà bà ngoại đã giải thích cho bé Thu hiểu rõ điều này thì khi anh Sáu chuẩn bị đi lên chiến trường bé Thu mới gọi “ba”, đó là một tiếng ba đã kìm nén biết bao nhiêu năm. Tiếng gọi như xé toạc bầu không khí lúc đó, sự xúc động, tiếng khóc không cho ba đi của bé Thu khiến người đọc rưng rưng nước mắt. Anh Sáu đã hứa sẽ làm cho bé Thu một chiếc lược ngà nhưng mới làm xong chưa kịp trao cho con thì đã hi sinh. Câu truyện là thế mà khiến người đọc như cứ thao thức, xúc động.
Trong truyện thì nhân vật bé Thu được xây dựng lên là một cô bé như thật bướng bỉnh, cũng thật gan góc và rất có cá tính. Cũng chính trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu thì Thu chỉ biết đến duy nhất người cha thông qua tấm ảnh chụp cùng với má. Khi được về thăm nhà thì ông Sáu vui lắm, ông sẽ cố gắng bù đắp tình cảm cho bé Thu trong khoảng thời gian dài xa cách. Nhưng khác với suy nghĩ, bé Thu lạnh nhạt thậm chí còn xa lánh ông Sáu chỉ vì bé Thu thấy đây là người không giống với bức hình.
Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc Lược Ngà
Thông qua rất nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu thì nhà văn Nguyễn Quang Sáng dường như đã thể hiện được tính cách vô cùng đặc biệt của bé. Trong những ngày ông Sáu ở nhà thì khi mà mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm” thì bé Thu nhất định không gọi ông Sáu là “ba” mà lại đi gọi trổng một câu: “vô ăn cơm”. Xây dựng lên chi tiết khi nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu ông Sáu là “ba” để được giúp đỡ. Bản tính ương ngạnh của Thu khiến Thu phải tìm mọi cách chắt nước không cần nhờ vả anh Sáu. Hay trong bữa ăn Thu hất luôn cái trứng mà anh Sáu gắp cho nó và bị đánh, cứ nghĩ khi bị đánh nó sẽ khóc nhưng đằng này lại nó bước ra khỏi mâm cơm và đến nhà bà. Bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì nó nhìn thấy vết thẹo dài trên khuôn mặt – tội ác của chiến tranh. Thu còn quá nhỏ làm sao có thể hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, ở chiến trường thì sự sống và cái chết nó chỉ cách nhau bằng một sợi tóc, quá mong manh. Xây dựng lên các chi tiết này cho thấy Thu là một cô bé bướng bỉnh xong lại có cá tình vô cùng mạnh mẽ, sau này đã biến thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi – những phẩm chất cần có của một cô giao liên.
Bé Thu được xây dựng lên đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết. Khi Thu càng phản đối quyết liệt không chấp nhận ông Sáu vì Thu sợ người ta mang cho bé một người cha giả – tâm lý trẻ con. Với bé Thu tình yêu ba thật mãnh liệt và chân thành. Thế rồi khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, cũng ở buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của anh Sáu: “Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Và Thu gọi “ba” một tiếng ba đã kìm nén bấy lâu, một tiếng mà Thu mong được gọi từ rất lâu rồi cho nên khi Thu gọi và ôm chặt lấy ba, không cho ba đi nữa. Đọc cảnh này ai ai cũng sẽ xúc động.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng nhân vật bé Thu – một cô bé bướng bỉnh, thế nhưng ở bé lại có một sự cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết, cảm động. Với nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm và giúp tác phẩm giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn nước nhà trong những năm tháng đỏ lửa.
Minh Tân