Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân

trong của

Bài làm

Nguyễn Tuân được biết đến chinh là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Có thể thấy được sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Nói về phong cách văn chương trước cách mạng, ngòi bút của ông thiên về phương châm đó là Vang bóng một thời-trụy lạc-xê dịch. Trong đó thì truyện ngắn “Chữ người tử tù” được đánh giá chính là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm như đã có thể khắc họa thành công hình ảnh Huấn Cao, một kẻ sĩ tài hoa đồng thời có tấm lòng thẳng thắn.

Nhân vật Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại , đồng thời như đã lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình. Huấn Cao ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa, bất công đó. Ở Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất” chính vì thế mà nên đề phòng. Còn với thầy thơ thì ông Huấn Cao được biết đến lại là một người văn võ đều có tài cả. Quản ngục thì luôn nghĩ Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, ông luôn coi thường tiền bạc và bạo lực. Tất cả các cách nhìn ấy, Huấn Cao được biết đến là một người tài ba trong mắt của mọi người, đơngò thời cũng lại là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, rồi lại như toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn nơi ngục tù.

Chính bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao luôn bộc trực, đầy hào khí nhất. Thêm với đó là từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa lên nhân vật của mình là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, chính ông có thể thét lên với bất cứ ai. Cũng không cần nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục. Nhân vật Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, ông lại còn được người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp..” Điều này cho thấy được thời trước những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sung bái và ngưỡng mộ như vậy. Mà ông Huấn Cao lại sở hữu cái tài này, người ta thường nói với nhau nếu có được chữ của ông Huấn thì đó là “một báu vật trên đời”.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

phan tich nhan vat huan cao trong chu nguoi tu tu cua nha van nguyen tuan - Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ Người Tử Tù 

Nhân vật Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, mong ước có ngày được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao vô cùng đẹp và vuông lắm. Thực sự chính một con người tài đức vẹn toàn, đó còn là một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thằng như vậy nhưng chưa bao giờ bắt ép mình viết bao giờ. Thông qua đó ta nhận thấy được đấy là cốt cách thực sự đáng quý. Ông Huấn Cao cũng chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất mà thôi. Nhà văn Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nỗi khi đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động, ngay trước mắt. Đó là một bức tranh giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.

Xây dựng lên nhân vật Huấn Cao còn là một người trân trọng tìn , mến mộ những con người có tài chí ở trong thiên hạ. Nhìn nhận nhân vật thông qua lời kể của viên thơ lại thì ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và đó còn là những khát khao có được chữ của ông. Huấn Cao lúc đó cũng thật xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gong cùm nhơ bẩn này mà thốt lên rằng: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Nguyễn Tuân thật tài tình bởi chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ” thôi mà đã giúp cho Huấn Cao làm cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Qủa thực đây chính là hình ảnh của một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp. Thông qua đây người ta hiều được Nguyễn Tuân là một con người có một hướng đến vẻ đẹp “Chân-Thiện-Mỹ”.

Xem thêm:  Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước

Nguyễn Tuân xây dựng, khắc họa nên hình ảnh cảnh cho chữ hiện lên ở cuối tác phẩm dường như là cảnh tượng dường như cũng khó quên nhất trong tác phẩm. Người nghệ sĩ như đã dẫn dắt chúng ta đến với một cảnh tưởng khiến cho người đọc nhớ mãi đó là cảnh cho chữ. Được đánh giá là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi khi đó thì hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, thật lung linh. Tất cả trong số họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, họ luôn luôn tâm đắc với cái đẹp. Có lẽ người đọc cũng thấy được cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động. Làm sao có thể quên được hình ảnh Huấn Cao vương xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự được đánh giá chính là một hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Xây dựng lên chi tiết viên quản ngục đã vái lạy Huấn Cao và Huấn Cao đỡ viên quản ngục được coi là hình ảnh đáng nhớ nhất. Bởi khi đó ranh giới địa vị xã hội giữa họ không còn rõ ràng nữa mà chỉ còn là những người yêu cái đẹp mà thôi.

Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa lên được hình ảnh nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút. Khi ta gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Huấn Cao lúc này đây dường như cũng cứ vẫn hiện hiển trong trí óc của người đọc. Ông được coi là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, sự bất công của thời bấy giờ.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Xưng hô trong hội thoại

Minh Tân