Văn mẫu lớp 10

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Bài làm

Có rất nhiều các tác phẩm trong trung đại nói về hình ảnh của người trí thức, trong đó không thể không nhắc đến nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong áng thiên cổ kì bút nổi tiếng“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Câu truyện mang màu sắc huyền bí cho nên đã khắc họa được nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên vô cùng khảng khái, luôn yêu chuộng lẽ phải, sự công bình.

Đọc chuyện, độc giả sẽ ấn tượng ngay với cách giới thiệu của Nguyễn Dữ. Nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu rất ngắn gọn và cụ thể về tên họ, quê quán cũng như đôi nét tính tình và phẩm chất. Lối giới thiệu rất đặc trưng của văn xuôi trung đại và qua sự giới thiệu này đã đánh giá, dẫn dắt người đọc hiểu thêm được về nhân vậy. Thông qua đó như đã chỉ ra đây là tuyến nhân vật tốt và sẽ có một cái kết cục có hậu. Nhân vật được xây dựng lên vô cùng chân thực mang bóng hình của một bậc trí thức, một hình bóng của một nhà Nho cương trực.

Chỉ thông qua một cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, nhân vật Ngô Tử Văn giống như “vàng đã qua thử lửa” dường như cũng đã sáng lên tinh thần . Nguyễn Dữ đã gợi mở cho người đọc thấy được với tính cách của Tử Văn như cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức sẽ có kết cục tốt. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở khi Tử Văn nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, thì bản chất nóng tính, bộc trực, nhất là không chịu được cái ác đang hoành hành nhân dân như thế thì nhân vật đã có hành động đầu tiên. Tử văn tức giận sau đó tắm gợi sạch sẽ, khấn trời rồi quyết định châm lửa đốt đền. Có thể nói rằng với hành động “đốt đền” thì đây là một hành động không phải ai cũng dám làm. Lý do chính bởi đền là một nơi linh thiêng, thoạt đầu người đọc sẽ đánh giá hành động của Tử Văn là một hành động nóng vội. Nhưng không hẳn như thế, người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, đồng thời cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi như tắm gội rồi mới đốt đền chứ không phải hành động làm càn không biết phép tắc.

Xem thêm:  Cảm nhận truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Ngô Tử Văn đốt đền bởi chàng bất bình, chàng vô cùng tức giận vì hồn ma viên bách Hộ lúc này đây cũng đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian. Dường như tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn cả. Chàng luôn cho rằng không phân biệt hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Ngô Tử Văn được xây dựng lên chàng giống như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà đồng thời cũng lại còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc để khiến cho ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Từ đây thì ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho phép Tử Văn chấp nhận nhìn những hành động ác được. Chính với sự khảng khái của chàng một lần nữa thể hiện thông qua thái độ coi thường tên tướng giặc với biết bao nhiêu lời hăm dọa của mồ ma tướng giặc.

phan tich nhan vat ngo tu van - Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Khi đối diện với hồn ma tướng giặc thì Tử Văn vẫn cứ giữ phong thái bình thản, ngồi ngất ngưởng và vô cùng tự nhiên. Ngô Tử Văn ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chính chàng vào chính nghĩa mà mình đang nắm giữ, chàng cũng tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Thực sự có thế nhận thấy được sự của người trí thức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh phi phàm, thể hiện được cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ chính nghĩa. Và vì thế mà tất cả như đã khiến cho các thần linh khác dang tay giúp đỡ. Đó là Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt vô cùng áo độc, xảo trá của kẻ thù và chỉ cho chàng biết những khó khăn trước mắt để cho Tử Văn có thêm động lực trong cuộc chiến đầy cam go, có chính có tà.

Xem thêm:  Thuyết minh về quyển sách giáo khoa “Ngữ Văn 8”, tập một – Văn thuyết minh – Bài văn hay lớp 8

Ngô Tử Văn cũng đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Thực sự thì cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng vì cuộc chiến không chỉ ở cõi trần mà còn cả âm ti, địa phủ. Tử Văn còn bị quỷ bắt xuống địa ngục và chính chàng cũng sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng có thể nhận thấy được tinh thần khảng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà dường như cũng còn sáng lên hơn bao giờ hết. Bản chất, cũng như tính cách của Tử Văn không cho bản thân mình chùn bước, chàng kêu to khẳng định rõ ràng: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Khi luôn luôn vững lòng tin về nhân phẩm của mình, chàng đã dám nói lên, đồng thời cũng lại dám kêu oan và sau nữa là dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà nữa. Khi đứng trước lời kết tội của Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch và phán xét công khai không một chút nhún nhường nào cả. Cho dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng Tử Văn cũng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia lại trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Và chính thắng tà, hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên thật đẹp, thật chân thật.

Phú quý bất năng dâm

Bần tiện bất năng di

Uy vũ bất năng khuất

Người đọc có thể cảm nhận được chính những yêu tố kì ảo xuất hiện trong tác phẩm không chỉ tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm thôi đâu, mà còn vừa làm bật lên sự chính trực cũng như các sự bản lĩnh cứng cỏi nhân vật Ngô Tử Văn. Đồng thời còn vừa tô đậm thêm chiến thắng của con người trước cái xấu và cái ác. Đọc tác phẩm người đọc dễ dàng nhận ra được tác giả Nguyễn Dữ đang muốn gửi gắm. Đó chính là ước nguyện về một anh hùng của chính nghĩa cũng sẽ đứng lên bảo vệ cho , bảo vệ dân làng khi đứng trước sự xâm chiếm của tên tướng giặc phương Bắc. Và cũng phải yêu quý, phải thật gắn bó với quê hương biết chừng nào thì hành động của Tử Văn mới quyết liệt và dữ dội như vậy. Đó cũng chính là sự chiến đấu, sự tự tôn dân tộc và đồng thời cũng lại là sự quyết tâm sắt đá khó lòng có thể lay chuyển được. Tất cả như đã khơi dậy được tinh thần yêu nước, yêu sự công bằng và kẻ sĩ luôn sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng cho thấy được một cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn được đánh giá chính là một tấm phản chiếu nhân cách cao đẹp, sự bản lĩnh cứng cỏi, thái độ kiên quyết có thể chống lại những thế lực đen tối của một kẻ sĩ. Chính hình tượng Ngô Tử Văn giống như một lời kêu gọi, giống như một lời động viên, cổ vũ như thôi thúc một người trí thức luôn biết hành động quyết liệt để tồn tại.

Minh Tân