Văn mẫu lớp 10

Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

trong truyện cổ tích

Bài làm

Ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ Việt Nam vẫn còn đó là những lời ru, tiếng hát và cả những câu truyện cổ tích bà và vẫn hay kể. Trong đó là một câu truyện nổi bật nhất với hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, thảo hiền – một nhân vật luôn luôn phải chịu nhiều bất hạnh. Nhưng đến cuối cùng thì cô vẫn được hưởng trọn vẹn.

Đọc truyện “Tấm Cám” cô Tấm hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, trước hết Tấm là cô gái chăm chỉ lại còn thảo hiền. Tấm sinh ra thật đáng thương biết bao nhiêu, Tấm mồ côi cả và mẹ cho nên ngay từ nhỏ đã thiếu thốn tình yêu thương. Nhắc đến Tấm là người ta nhắc đến cô gái chăm chỉ, hiền lành tất cả mọi việc trong nhà đều một tay Tấm làm hết, các công việc cô phải làm hàng ngày đó là “hết chăn trâu gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo”. Còn cả trong lần đi bắt tép cùng Cám, Tấm chịu thương, chịu khó lại còn nhanh nhẹn rồi lại tháo vát nữa cho nên không khó mà Tấm đã bắt được đầy giỏ. Nhưng lại bị Cám lừa lấy hết để đi về nhà nhận yếm đỏ trước. Khi đó trong giỏ còn mỗi con cá bống, Tấm khóc và được Bụt hiện lên giúp. Với tình thương yêu của mình Tấm đã nuôi cá bống lớn nhanh như thổi. Với Tấm thì cá bống chính là người của cô.

Xem thêm:  Giá trị bản Tuyên ngôn độc lập

phan tich nhan vat tam trong truyen co tich tam cam - Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Tấm

Tấm cũng chính còn là một người con hết sức hiếu thảo nữa, khi mà Tấm làm hoàng hậu rồi thế nhưng trong ngày giỗ cha nàng vẫn về nhà làm giỗ, không chỉ vậy nàng còn tự leo lên cây cau để hái cau xuống thắp hương cho cha. Thông qua điều đó cho thấy tấm lòng chân thành, thấy được hiếu thảo của Tấm với người bố đã mất.

Tấm là một người con gái hiếu thảo, chịu thương chịu khó như thế nhưng lại phải chịu rất nhiều những bất công. Độc giả nhận thấy được chính những bất công trước hết thể hiện trong phạm vi , nếu như nhân vật Cám chỉ mải rong chơi thì Tấm cũng lại chính là người gánh vác tất cả công việc trong nhà, nàng làm đến khuya vẫn chưa hết việc. Lúc này đây thì Tấm cũng lại bị bóc lột sức . Không chỉ vậy cô Tâm còn bị tước đoạt niềm vui, và còn bị Cám cướp hết công giành phần thưởng là cái yếm đỏ. Sự bất công ngày càng gia tăng bội lần. Từ cướp công sức của Tấm lấy phần thưởng cái yếm đỏ, cho đến giết bống, rồi lại còn hại Tấm hết lần này đến lần khác.

Tấm là nhân vật mà mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nên khi cô gặp những khó khăn, gặp những vất vả thì Tấm luôn được Bụt hiện lên giúp đỡ. Có lần thì là đền bù phần thưởng bằng chú cá bống. Có lần thì giúp Tấm có quần áo đẹp đi hội. Cùng bởi là người hiền lành, nên nhất định Tấm sẽ có kết cục hạnh phúc, bởi vậy khi mà Tấm đi qua chỗ lội nàng đánh rơi giày xuống nước, nhà vua nhặt được chiếc giày xinh xắn. Nhìn thấy chiếc giày này vua đã ban lệnh ướm thử, thì Tấm thử vừa như in và trở thành hoàng hậu. Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu thử thách Tấm đã vượt qua để có được một kết thúc viên mãn như vậy.

Xem thêm:  Giải thích bình luận câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Không chỉ dừng lại ở đó, nhân vật Tấm còn là người có sức sống mãnh liệt, có ý thức đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc. Với điều này được thể hiện rõ nhất ở chặng thứ hai của truyện. Trong chặng đường thứ hai giúp cho câu chuyện Tấm Cám trở nên sâu sắc và đồng thời cũng lại giàu ý nghĩa hơn những câu chuyện cổ tích khác trên thế giới.

Nhân vật Tấm tuy đã là hoàng hậu nhưng vẫn là một cô gái hiếu thảo, nàng vẫn về nhà và tự leo lên cây cau hái cau để thắp hương cho cha. Nhưng ở dưới thì mẹ con Cám đã chặt cây để hại Tấm. Nếu như ở chặng đường trước người đọc chỉ nhận thấy Tấm bưng mặt khóc thì đến chặng này ý thức của Tấm như đã mạnh mẽ hơn, cô đã tỉnh táo và nhận diện, vạch mặt kẻ thù và để tự mình tìm lại hạnh phúc của chính mình.

Xét về cái kết của truyện cũng là chi tiết gây nhiều tranh luận nhất trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, thực ra chi tiết đó cũng chỉ nói đến cách trừng phạt của Tấm – đại diện cho cái thiện trừng trị cái ác – mẹ con Cám.

Thông qua truyện ngắn “Tấm Cám” người đọc như nhận thấy được nhân vật Tấm như hiện lên được với những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, hiền lành, hiếu thảo nhưng lại phải chịu nhiều bất công, Bằng quá trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng thì cô đã giành được hạnh phúc của chính mình. Nhân vật Tấm còn là một nhân vật gửi gắm tâm niệm của ông cha ta đó là “ở hiền gặp lành”, “ác giải ác báo” vô cùng sâu sắc.

Xem thêm:  Đề 1 – Đề kiểm tra học kì II – Tiếng Việt 4

Minh Tân