Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

trong của tác giả Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Nguyễn Trung Thành với tình yêu sâu lặng với núi rừng Tây Nguyên chính vì thế mà các sáng tác của ông luôn đi sâu vào khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên và nơi đây. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là một truyện ngắn viết về Tây Nguyên với những  con người anh hùng. Trong đó nổi bật nhất chính là nhân vật Tnú.

Ngay từ nhỏ thì Tnú đã mồ côi, thiếu thốn tình cảm của cha , thế nhưng lại may mắn hơn thì Tnú lại luôn được dân làng bao bọc, chăm sóc. Có lẽ chính bởi vậy mà Tnú cũng lại sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Với chia sẻ của Nguyễn Trung Thành thì “ Tnú có cái bụng thương núi, thương nước”. Ngay từ khi còn nhỏ thì Tnú đã là một cậu bé dũng cảm, yêu  nước. Tnú đã được dạy rằng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Chính vì thế, cậu bé con ngày nào luôn luôn ý thức được lí tưởng sống của buôn làng và luôn tin tưởng để đi theo Cách mạng. Tnú từ nhỏ đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ anh hùng, gan góc táo bạo, đầy quả cảm. Có ai tuổi nhỏ như Tnú mà đã bất chấp sự vây lùng khủng dã man của kẻ thù cơ chứ? Tnú cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, anh Quyết là một cán bộ trung kiên của Đảng.

Tinh thần cách mạng không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, sự gan dạ mà còn đã có ngay từ trong máu thịt, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Có biết bao lần Tnú đã vượt thác và cũng chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt, trong lúc nguy hiểm là thế nhưng Tnú vẫn bình tĩnh kịp suy nghĩ nuốt ngay lá thư vào bụng. Hành động này đã cho thấy được ở nhân vật đã có những đức tính, phẩm chất của một người làm cách mạng. Mặc cho giặt có tra tấn như thế nào thì Tnú cũng không khai nửa lời. Hình tượng nhân vật Tnú cũng chính là một hình tượng đẹp, biểu tượng cho dân làng Xô – man, làng Xô – man luôn luôn tự hào về người anh hùng Tnú.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

Trong cách mạng là thế còn trong việc học thì Tnú học chữ thua Mai. Để thể hiện lòng quyết tâm thì Tnú đã lấy đá đập vào đầu khiến máu chảy ròng. Hẳn đến chi tiết này sẽ rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại xây dựng lên một hình tượng nhân vật anh hình mà lại học chữ chậm? Hình tượng nhân vật anh hùng luôn luôn là niềm tự hào nhất của một cộng đồng như sao Tnú lại rất chân thực như thế? Đơn giản rằng nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn kéo hình ảnh nhân vật gần hơn với cộng đồng.

phan tich nhan vat tnu trong rung xa nu cua tac gia nguyen trung thanh - Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu 

Sau ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Lúc này đây thì Mai – người bạn từ thuở thiếu thời của Tnú thì nay cũng đã là vợ của Tnú và hai người đã có với nhau một đứa con. Cứ tưởng cuộc sống sẽ , song kẻ thù tàn bạo đã dập tan mái ấm bé nhỏ của Tnú. Bọn giặc thật dã man khi chúng đã giết vợ con Tnú, đau xót hơn là Tnú lại nhìn thấy cảnh tượng đau thương này. Tnú trước cái chết của vợ con hoàn toàn trở nên bất lực, các chi tiết như: Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Hay đó là các chi tiết: “Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù, Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt”. Khi đứng trước cái chết cận kề, người anh hùng Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn nữa. Và chỉ có một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất đó chính là làng Xô man của mình. Các câu hỏi như ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? và sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hồ? Thực sự lúc đó Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa mà chỉ nghĩ cho mọi người, cho cộng đồng.

Xem thêm:  Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về mục tiêu mà em muốn đạt được trong học tập

Khi giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Hình ảnh đôi bàn tay của trung thực, tình , đó là đôi bàn tay cũng từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho. Đó còn là đôi bàn tay từng đặt lên bụng mình mà nói rõ ràng: “Cộng sản ở đây này”. Đó là bàn tay tình nắm tay Mai mà khóc,… bọn giặc đốt tay Tnú như muốn thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô Man nhưng không ngờ rằng đó cũng là thời khắc cả dân làng nhất tề nổi dậy đấu tranh. Tất cả những lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú lúc này đây lại trở thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman.

Có thể thấy được hình ảnh đôi bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú như muốn lên đường rửa hận. Cũng với đôi bàn tay đó Tnú cũng đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Và rồi, Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân anh lại tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả bóng quân thù trên . Tnú là một người cán bộ có tinh thần, trách nhiệm cao.

Xây dựng lên nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng, Tnú đại diện cho số phận thêm với nữa đó chính là con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Nguyễn Trung Thành thật thành công khi đã xây dựng được hình ảnh nhân vật Tnú thật thành công khi ông viết về mảnh đất nhớ – mảnh đất Tây Nguyên.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

Minh Tân