
Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Bài làm
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn thành công và xuất sắc của nhà văn Kim Lân. Chuyện phản ánh hiện thực nạn đói kinh hoàng năm 1945 đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc nước ta chết đói. Không chỉ thế mà truyện còn nói lên được giá trị nhân đạo, tình thương người sâu sắc, ngay cả khi cái khó khăn, cái chết cận kề thì người ta vẫn yêu thương nhau. Trong truyện thì nhân vật Tràng là một nhân vật thể hiện thành công ý nghĩa mà tác giả Kim Lân gửi gắm đến.
Thông qua “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến cho chúng ta một chuyện đó là người dân lao động trong bất kì tình huống khó khăn như thế nào đi chăng nữa cũng khao khát tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Đồng thời họ cũng vẫn luôn tin vào cuộc sống tương lai. Truyện ngắn “Vợ nhặt” cũng đã kể về một người đàn ông nghèo khổ, sống cơ cực ở xóm ngụ cư tên là Tràng. Vào một buổi chiều kia trong không khí thê lương, đầy sự ảm đạm đó cứ như bịvẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Lý do chính là bởi cái đói đã khiến người chết như ngả rạ. Chính cái đói đã khiến Tràng “nhặt” được một người phụ nữ về làm vợ. Khi bà cụ Tứ – mẹ Tràng – lúc đầu không ngờ con lấy vợ cho nên không hiểu người đàn bà ở trong nhà mình là ai. Và bà cũng nghĩ làm sao mà con mình có thể lấy được vợ, nhất là trong nạn đói khủng khiếp như thế này. Rồi khi đã hiểu ra cơ sự thì bà buồn lo, tủi cực, ai oán xót thương. Thế rồi bà cụ Tứ cũng thương con nên cũng thương dâu, bà cũng đã nhận người đàn bà ấy làm con dâu trong một nỗi đau đớn và thương cảm biết bao nhiêu.
Tràng được xây dựng lên là một con người lao động nghèo khổ, lại bất bình thường lại có ngoại hình xấu xí được Kim Lân miêu tả có “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lí thú, vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ”. Thực sự chính cuộc sống lao động vất vả, nghèo đói cũng như đã in hằn dấu ấn trên từng bước đi của Tràng, tất cả cũng như đã đè nặng xuống cái lưng to nặng của hắn. Anh cu “Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàn vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng, như lưng gấu của hắn”. Ở trong hoàn cảnh ấy, Tràng cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc mình có được vợ. Thế nhưng thật lạ có một hông Tràng đánh xe bò muốn hò một câu cho đỡ nhọc:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, ni!…
Chỉ vậy thôi mà lại có một người phụ nữ ra đẩy xe với hắn. Cũng chỉ mấy hôm sau gặp lại thì Tràng đãi người phụ nữ ấy bốn bát bánh đúc và người phụ nữ ấy đồng ý theo hắn về làm vợ hắn. Chuyện Tràng nhặt được vợ cũng đã khiến cho ai ai cũng ngạc nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng thấy thế. Lúc ban đầu Tràng đâm lo, đâm sợ thế nhưng rồi cái khát vọng về một mái ấm gia đình, khát vọng một cuộc sống hạnh phúc lúc này đây cũng lại bừng dậy mãnh liệt trong lòng Tràng. Tất cả dường như đã xua tan bao nỗi lo sợ ấy khiến cho Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, quên hết mọi sự tăm tối hằng rồi lúc này “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”.
Khi dẫn người vợ nhặt về thì bà cụ Tứ – mẹ của Tràng cũng đã chấp thuận, thương xót cho người con dâu. Nhưng bà luôn hướng cho các con những ý nghĩ tischh cực nhất. Buổi sáng ngày hôm sau thì Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng…”. Nhìn quanh Tràng nhìn người mẹ đang lúi húi giẫy cỏ, rồi lại nhìn thấy vợ quét lại cái sân. Có thể nói chính cảnh tượng thật đơn giản, cũng thật bình thường nhưng đã gợi lên trong lòng Tràng một sự thấm thía cảm động biết nhường nào. Lúc này đây Tràng cũng đã hiểu được như nào là hạnh phúc và Tràng cũng muốn lo lắng cho gia đình của mình.
Trong bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại đến xót xa biết bao nhiêu. Bữa ăn chỉ có lưng bát cháo và món chè đặc biệt mà bà cụ Tứ mang ra. Khi ăn miếng cám Tràng thấy nó đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Lúc đó Tràng bỗng cảm thấy một nỗi xót xa tủi hờn len vào trong tâm trí Tràng. Thế rồi ở trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới và đoàn người phá kho thóc Nhật. Tất cả những điều đó cho ta thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, trong hoàn cảnh đói kém đến cỡ nào đi chăng nữa thì niềm khao khát về một cuộc sống hạnh phúc gia đình dường như vẫn không hề mờ đi trong tâm hồn Tràng và vẫn bùng lên mãnh liệt biết bao nhiêu.
Xây dựng lên hình ảnh Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Tràng chính là một nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ. Cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và đồng thời nhân vật cũng luôn luôn tin vào cuộc sống ở tương lai. Tác giả Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Tràng thông qua việc mô tả tâm lý nhân vật thật sâu sắc để thể hiện được chủ đề của tác phẩm.
“Vợ nhặt” chính là một trong những truyện ngắn khá thành công của nhà văn Kim Lân. Trong truyện cũng vừa có giá trị hiện thực, đồng thời cũng lại vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. Với nhân vật Tràng thì chủ đề truyện càng được nêu bật, đó là viết về cái đói, cái khổ nhưng con người vẫn cứ khao khát về hạnh phúc, vẫn yêu thương, đùm bọc nhau.
Minh Tân