Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn

Bài làm

Thạch Lam được biết đến là một nhà văn có phong cách viết truyện nhẹ nhàng, trữ tình, chuyện mà không có cốt truyện. Tác phẩm của ông cũng đã khiến cho mọi người đọc xong cũng cảm thấy có gì đó man mác. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cũng là tác phẩm nằm trong mạch cảm xúc đấy của Thạch Lam, tác phẩm như dắt ta vào thế thơ với những cảm xúc êm nhẹ, buồn thương. Thêm với đó giúp cho ta biết trân trọng, yêu thương những kiếp người nhỏ bé như chị em Liên.

Người đọc khi chìm vào trong những câu chữ trong truyện “Hai đứa trẻ” sẽ bị ấn tượng ngay với bức tranh thiên nhiên cũng như đời sống nơi phố huyện qua cái nhìn nhạy cảm của cô bé Liên – một nhân vật chính trong truyện. Hình ảnh bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện này luôn gói gọn trong hay từ “êm ả” và đượm buồn man mác. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện lại đó chính là âm thanh của tiếng trống thu không được đánh lên từng hồi, tiếng ếch kêu ,…tất cả âm thanh này như đã nói lên được không gian tĩnh lặng của một miền quê. Về màu sắc thì có màu đỏ rực phương Tây, màu ánh hồng của mây trời cùng với đó là màu đen sẫm của lũy tre làng. Tất cả như có chút thanh bình, êm ả khơi gợi một sự ảm đạm, buồn, thê lương.

Thạch Lam cũng đã vẽ ra một nơi phố huyện được nới rộng ra theo không gian của một phiên chợ tàn thông qua các câu thơ: Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Không còn là “lao xao chợ cá làng ngư phủ” mà phiên chợ này cũng đã vắng sự náo nhiệt, đã tô đậm được phiên chợ buổi vãn chiều thưa thoáng người, không còn sự náo nhiệt mà tất cả như đã tô đậm thêm sự lụi tàn.

Nhà văn Thạch Lam cũng đã vẽ ra một cảnh của một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn đó là những kiếp người tàn. Chính họ cũng không phải những người nông dân bị rượt đuổi bởi sưu cao thuế nặng, hay bị miếng ăn đè nặng giống như trong các tác phẩm của Nam Cao, của . Với Thạch Lam ông tập trung miêu tả, khắc họa những kiếp người bé mọn vô danh. Họ những kiếp sống lụi tàn trong một xã hội đen tối mịt mù. Tác giả Thạch Lam đã viết về họ bằng tất cả niềm ai hoài cảm thương rung lên, đó là bao đứa trẻ nhà nghèo cứ cúi lom khom để có thể nhặt nhạnh những thanh tre thanh nứa lúc đó như còn sót lại trên nền chợ. Đó còn là hình ảnh con chị Tí với quán hàng bán nước chẳng được bao nhưng đêm nào cũng dọn ra đều đặn. Đó còn là hình ảnh bà cụ Thi với tiếng cười ghê rợn như đã lần vào trong bóng tối. Rồi hình ảnh của bác Siêu với gánh phở chẳng mấy người ăn vì đó là một món quà xa xỉ. Đâu đấy đó là tiếng đàn bầu như run bần bật ở trong đêm, tất cả họ đều là những thân phận người nhỏ bé cứ sống lê lết từng ngày ở trong sự tù động quẩn quanh trong cái ao đời phẳng lặng. Khi viết về những kiếp người vô danh ấy thì nhà văn Thạch Lam bày tỏ một mối quan hoài sâu sắc về của hai đứa trẻ đó là hai chị em Liên và An. Lẽ ra độ tuổi của hai đứa trẻ này đang là độ tuổi hồn nhiên, ngây thơ nhưng chúng đã bắt đầu biết suy nghĩ và lớn hơn trước truổi rất nhiều. Hai đứa trẻ này cũng như nhiều đứa trẻ khác trong phố huyện như đã tự mình giam cầm trong không gian u tối của phố huyện. Chúng như khao khát về thế giới ngoài kia.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh lớp 7

suy nghi cua em ve tinh than tu hoc - Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ

Thạch Lam là một người luôn biết trân trọng cuộc sống, sự sống chính vì thế cũng sẽ không bao giờ muốn dừng lại ở việc như muốn phản ánh hiện thực cuộc sống cho dù hiện thực ấy có chân thật đến đâu. Khi tác giả đã cố tìm mà hiểu chất ngọc quý trong mỗi con người cho dù trong hoàn cảnh có khó khăn đi chăng nữa thì hình ảnh cô bé Liên như cũng được nhà văn viết theo cảm hứng lãng mạn. Khi ở giữa một phố huyện nghèo khổ đó thì vẫn cứ ánh lên được bao nhiêu xúc cảm vô cùng tinh tế nơi phố huyện nghèo nàn.

Nhân vật Liên không chỉ có một tâm hồn tinh nhạy, ở cô lại còn có một niềm trắc ẩn sâu sắc. Đó cũng chính là một mối đồng cảm nồng hậu với những kiếp người nhỏ bé quanh mình. Có lẽ rằng chính cuộc sống chẳng khá hơn họ, thế nhưng không vì thế mà Liên lại khép lại lòng thương đối với những đứa trẻ nghèo. Chính Liên như đã có thể động lòng và có được một niềm bao dung vô cùng lớn cho những người xung quanh. Không chỉ dừng lại ở đó tác giả đã gửi gắm vào đó một sự đồng cảm, yêu thương mà Thạch Lam đã gửi gắm gián tiếp thông qua nhân vật của mình.

Tác giả Thạch Lam đã tinh tế khi ông nhận ra được ở những đứa trẻ kia cũng có bao nhiêu nhỏ bé muốn được thoát khỏi cuộc sống bế tắc của chính mình. Ở hai đứa trẻ dường như cũng đã tự tìm cho mình niềm vui ở những lần chúng ngược dòng tâm tưởng, như lại trở về quá khứ, tất cả lúc này đây cũng đã miên man trong những tháng ngày vui vẻ ở Hà Nội. Bởi ký ức về một Hà Nội tươi đẹp, sầm uất và ở đó chúng được sống trong nơi chúng từng được vui chơi, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Đến cảnh hai đứa trẻ ngước mắt lên ngắm nhìn bầu trời đầy sao kia để có thể mong muốn tìm kiếm Ngân Hà, con vịt đi theo sau ông thần Nông. Tất cả những điều này như đã khiến cho lòng hai đứa trẻ cứ lặng theo mơ tưởng.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thì hình ảnh đoàn tàu là một hình ảnh ám ảnh nhất, đoàn tàu còn chính là một hoạt động cuối cùng của một ngày. Thế nhưng trong con mắt Liên và những người dân nơi phố huyện nơi đây thì hình ảnh đoàn tàu cũng lại chính là động lực cho họ cố bám bíu vào cuộc sống này. Khi đoàn tàu xuất hiện bắt đầu bằng tiếng reo to của bác Siêu; Đèn ghi đã ra kia rồi. Hình ảnh đoàn tàu mang theo ánh sáng rực rỡ, đồng thời còn lại mang theo âm thanh náo nhiệt, khác biệt hẳn với không gian tù đọng nơi phố huyện chứ nó không leo loét giống như ánh đèn của mẹ con chị Tý, nó cũng không hề nhỏ như ánh lửa của bác Siêu. Chị em Liên mong muốn được chìm đắm trong những cảm xúc mãnh liệt nhất về có một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Chính Hà Nội ấy từng đựng đầy những kỷ niệm vô cùng thân thương về một thời gia đình còn khấm khá. Hình ảnh Hà Nội ấy trong tâm thức hai đứa trẻ là miền không gian đẹp vô tận và bạt ngàn niềm vui. Hình ảnh đoàn tàu giống như một tia hi vọng như đã thắp sáng được cả tương lai chứ không còn tù đọng như nơi phố huyện này.

Qua tác phẩm nhà văn Thạch Lam dường như đã không xây dựng một cốt truyện bề thế hay một tình huống độc đáo li kỳ. Thế nhưng “Hai đứa trẻ” chỉ như một bài thơ trữ tình cảm thương ở đó có những dòng tâm trạng đan xem, những chi tiết nhỏ lẻ, đủ gợi dư âm dư ảnh trong lòng bạn đọc. Thêm vào đó có thể hiểu được tình huống Thạch Lam lúc này đây cũng đã lại xây dựng không phải tình huống nhận thức, tình huống , mà đồng thời cũng chính là tình huống tâm trạng. Thêm với đó cũng chính là những dòng tâm trạng men theo chính lối chữ mà trải đều ra trên trang giấy. Nhân vật Liên hiện lên là một cô bé có những xúc cảm mong manh mơ hồ, chứ thực sự không phải những dòng tâm lí phức tạp như nhân vật của Nam Cao. Thạch Lam còn sử dụng giọng văn vì thế cũng chỉ là giọng tâm tình thủ thỉ, ngôn ngữ ở tác phẩm thì nồng nàn chất thơ nhẹ nhàng.

Xem thêm:  Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Liên hệ bản thân – Đề và văn mẫu 8

Tóm lại với “Hai đứa trẻ” thì nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc đời đồng thời cũng vì nghệ thuật đích thực là nghệ thuật biết lấy chất liệu từ cuộc sống và con người để có thể dệt nên những trang văn sâu sắc trong tư tưởng, độc đáo trong hình thức thể hiện. Sẽ vẫn còn đó là những sự trân trọng, yêu thương những kiếp người nhỏ bé trong xã hội của nhà văn. Tấm lòng của Thạch Lam cũng thể hiện vô cùng rõ nét thông qua tác phẩm.

Minh Tân